THỜI TIẾT
Độ ẩm :
Gió:
[Đăng ngày 16/04/2024]
[Đăng ngày 16/04/2024]
[Đăng ngày 16/04/2024]
[Đăng ngày 10/04/2024]
Xem thông tin chi tiết tại đây
[Đăng ngày 14/07/2023]
Bài Tuyên truyền cài đặt ứng dụng Định danh điện tử quốc gia VNEID
và đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1 và 2


Kính thưa toàn thể nhân dân!
       “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Gọi tắt là Đề án 06) đi vào thực tiễn không chỉ là động lực thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam mà còn là bước đi đúng đắn, quyết liệt, nhằm hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số quốc gia xây dựng chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
       Thực hiện sự chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Công an đã xây dựng ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (Ứng dụng VNeID), đây là công cụ, phương tiện kết hợp cùng CCCD gắn chíp điện tử làm nền tảng cốt lõi để phát huy tính ưu việt của Công nghệ số. Khi mọi thông tin, giấy tờ cá nhân của công dân được tích hợp trong Tài khoản định danh điện tử, công dân không phải xuất trình giấy tờ bản giấy khi thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước, hay khi thực hiện các giao dịch dân sự, giao dịch kinh tế, tất cả sẽ được thực hiện thông qua máy điện thoại di động có cài đặt phần mềm VNeID và kết nối Internet.
       Vậy, Tài khoản Định danh điện tử là gì, thực hiện việc đăng ký và cài đặt ứng dụng Định danh điện tử quốc gia VNeID như thế nào?
       Tài khoản Định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số định danh cá nhân, số thẻ CCCD của công dân) và mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID do Bộ Công an phát triển.
        Người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ có những lợi ích như: sử dụng để thay thế thẻ CCCD và các loại giấy tờ mà công dân đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế… tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công.
         Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính chỉ cần xuất trình Điện thoại di động có cài đặt ứng dụng Định danh điện tử quốc gia VNeID là có thể thực hiện giao dịch mà không cần xuất trình bản giấy các loại giấy tờ đã tích hợp.
        Ngoài ra công dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn, giao dịch ngân hàng, đóng bảo hiểm xã hội, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chuyển tiền,…
        Tài khoản định danh điện tử có 02 mức:
       Tài khoản Mức 1: Công dân tải về và cài đặt ứng dụng VNeID trên kho phần mềm di động CHplay hoặc App Store, sau đó tiến hành khai báo và đăng ký tài khoản mức 1.
        Với tài khoản mức 1, công dân có thể sử dụng một số tính năng cơ bản như: phòng, chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng,…), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng,…).
       Tài khoản Mức 2: Công dân thực hiện tại trụ sở Công an xã, Công dân cần mang theo Thẻ CCCD gắn chíp điện tử và các loại giấy tờ để tích hợp như: Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, Thẻ Bảo hiểm y tế, Mã số thuế… để tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
       Với tài khoản mức 2, công dân có thể sử dụng tất cả các chức năng tiện ích mà ứng dụng định danh điện tử quốc gia cung cấp như: đăng ký tích hợp hiển thị các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế...), thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, đóng bảo hiểm xã hội, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế,... và sử dụng thay thế các giấy tờ truyền thống và nhiều tiện ích khác đang ngày một mở rộng.
       Sau khi đăng ký thành công tài khoản mức 1 và mức 2. Hệ thống Định danh điện tử quốc gia sẽ gửi tin nhắn thông báo công dân đã đăng ký thành công tài khoản. Sau đó, công dân thực hiện việc kích hoạt tài khoản thông qua mã OTP mà hệ thống định danh gửi về.
       Công dân nên đăng ký hoàn thiện Tài khoản định danh điện tử mức 1 trước khi đăng ký Tài khoản Mức 2.
        Kính thưa toàn thể nhân dân!
       Để thực hiện tốt Đề án 06 của Chính phủ, thực hiện sự chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND huyện Vạn Ninh và của BTV Đảng ủy xã Vạn Khánh phấn đấu 100% công dân trên địa bàn cài đặt và đăng ký tài khoản định danh điện tử.
        Để phục vụ nhu cầu của công dân. UBND xã Vạn Khánh đã thành lập 06 tổ công tác trên 06 thôn và 01 tổ công tác của Công an xã:
- 06 tổ của 06 thôn đi từng hộ gia đình và tại Nhà văn hóa các thôn thực hiện việc đăng ký mức 1 và kích hoạt mức 2 tài khoản định danh điện tử cho công dân.
- Tổ công tác Công an xã thực hiện tiếp nhận và thường trực 3 ca/ngày tại Công an xã theo lịch như sau:
* Từ ngày 14/7 đến ngày 20/7/2023.
* Thời gian thực hiện (03 ca/ngày):
+ Sáng từ 08h30 đến 11h30.
+ Chiều từ 14h30 đến 17h30.
+ Tối từ 18h00 đến 22h00.
* Lưu ý: khi đi công dân mang theo các giấy tờ sau:
- CCCD gắn chip (bắt buộc).
- Số điện thoại cá nhân chính chủ (mỗi số điện thoại chỉ dùng kích hoạt được 1 tài khoản định danh điện tử).
- Đăng ký xe các hạng môtô, ôtô (nếu có).
- Giấy phép lái xe môtô, ôtô (nếu có).
- Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội …. (nếu có). Đề nghị toàn thể nhân dân xã Vạn Khánh tranh thủ thời gian để thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID và đăng ký tài khoản định danh điện tử./.
Thực hiện: Nguyễn Hữu Linh

[Đăng ngày 12/07/2023]

Bài tuyên truyền phòng chống bệnh Tay chân miệng

Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng cần nhận biết các dấu hiệu cụ thể như sau:

1. Bệnh Tay - chân - miệng là gì?

Tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em. Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch.

Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

2. Ai có thể mắc bệnh Tay - chân - miệng?

Bệnh Tay - chân - miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

3. Những biểu hiện chính của bệnh Tay - chân - miệng?

Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.

Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưõi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước vỡ ra thành vết loét.

Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân...

4. Bệnh Tay - chân - miệng lây truyền như thể nào?

Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:

- Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bóng nước bị vỡ).

- Qua tiếp xúc giữa trẻ em với nhau hoặc tiếp súc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà... bị nhiễm vi rút.

- Qua đường tiêu hóa do ăn uổng phải thực phẩm chứa vi rút.

5. Cách phòng bệnh:

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh Tay - chân - miệng mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.

- Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

- Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

- Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.

- Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.

- Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.

6. Nên làm gì khi trẻ bị mắc bệnh?

- Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

- Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.

- Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.

- Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm như cháo, súp.

Nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Thực hiện: Nguyễn Hữu Linh

1




Đang online: 1

Số lượt truy cập: 829780