Hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử của xã nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu, hướng đến Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng; nâng cao vị trí xếp hạng về chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển chính quyền điện tử (ICT Index), chỉ số thành phần về hiện đại hóa nền hành chính trong bộ chỉ số CCHC (PAR Index) của tỉnh.
Tham gia góp ý hệ thống văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử.
Tham gia hệ thống nền tảng, dùng chung của tỉnh; các cơ quan nhà nước từng bước mở dữ liệu để phục vụ cung cấp dịch vụ công, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
Đảm bảo 100% CSDL về hạ tầng kinh tế - xã hội thường xuyên được cập nhật, kết nối, chia sẻ và tổ chức sử dụng có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và chỉ đạo điều hành của cơ quan.
100% các HTTT, CSDL phục vụ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực của các cơ quan, đơn vị được nâng cấp, mở rộng và phát triển mới phải đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử; 60% hồ sơ công việc của xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
100% hồ sơ điện tử có thời hạn bảo quản vĩnh viễn được nộp vào Lưu trữ; Hệ thống số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ số hóa, chuyển đổi dữ liệu từ dạng hồ sơ giấy thành những dữ liệu dạng tín hiệu số nhằm linh động đáp ứng việc lưu trữ của tất cả các loại hồ sơ, giúp giải quyết việc truy xuất, mượn trả hồ sơ, chia sẻ và tìm kiếm thông tin thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.